Đón nhận Cô Nhíp

Ngay khi mới ra đời, Cô Nhíp đã nhanh chóng gây tiếng vang nhờ tính chân thực bằng sự pha trộn giữa hai thể loại phim truyện và phim tài liệu, cũng như vẽ nên hình ảnh Sài Gòn những ngày mới giải phóng.[9] Phim đạt được thành công về mặt doanh thu tại thị trường Việt Nam, dù mục đích tác phẩm chỉ là để tuyên truyền.[1] Sau bộ phim này, Lý Huỳnh tiếp tục hợp tác với đạo diễn Khương Mễ và tham gia nhiều phim ảnh cách mạng với các vai phản diện nổi bật trong giới điện ảnh Việt Nam.[1][13]

Vào năm 1977, Cô Nhíp đã được trao giải Bông sen bạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh.[14] Năm 1978, phim nhận Bằng khen bởi Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tại Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới Bình Nhưỡng.[1]

Đánh giá chuyên môn

Một tác giả trong cuốn Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam đã nhận xét:[15]

Cô Nhíp đã miêu tả cuộc chiến đấu phong phú ở miền Nam Việt Nam theo nhiều góc độ khác nhau, chứng tỏ rằng với loại đề tài xúc động này, những người làm nghệ thuật điện ảnh và truyền hình, dù sống ở miền Bắc hay Miền Nam đều cùng chung một nỗi niềm mong muốn có nhiều tác phẩm mới có giá trị về cuộc chiến đấu giải phóng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu của mình.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cô Nhíp https://www.htv.com.vn/co-nhip-phim-truyen-dau-tie... https://nhandan.vn/post-532930.html https://www.nguoiduatin.vn/giai-nhan-mot-thoi-cua-... https://www.sggp.org.vn/ba-the-he-lam-nen-dien-mao... https://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/nsnd-ly-huynh-... https://tienphong.vn/post-1106034.tpo https://nld.com.vn/nguoi-cua-cong-chung/bac-khuong... https://tuoitre.vn/news-38088.htm https://www.phunuonline.com.vn/nsut-khuong-me-ngoi... https://thethaovanhoa.vn/nha-lam-phim-khuong-me-hu...